DIỄN ĐÀN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 07.1
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 07.1

CCTT07.1
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 tim hieu ve ky jura

Go down 
Tác giảThông điệp
pmhieu




Tổng số bài gửi : 3
Join date : 18/03/2010
Đến từ : afghanistan

tim hieu ve ky jura Empty
Bài gửiTiêu đề: tim hieu ve ky jura   tim hieu ve ky jura Icon_minitimeSat Mar 20, 2010 9:04 pm

Kỷ Jura
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Kỷ Jura là một kỷ trong niên đại địa chất kéo dài từ khoảng 200 triệu năm trước, khi kết thúc kỷ Tam điệp tới khoảng 146 triệu năm trước, khi bắt đầu kỷ Phấn trắng (Creta). Giống như các kỷ địa chất khác, các tầng đá xác định sự bắt đầu và kết thúc của kỷ này đã được xác định khá rõ ràng, nhưng niên đại chính xác thì vẫn là điều không chắc chắn trong phạm vi 5 - 10 triệu năm. Kỷ Jura tạo thành thời kỳ giữa của Đại Trung Sinh, còn được biết đến như là kỷ nguyên Khủng long. Sự bắt đầu của kỷ này được đánh dấu bằng sự kiện tuyệt chủng lớn kỷ Trias-Jura.

Tên gọi kỷ Jura do Alexandre Brogniart đặt cho các địa hình đá vôi có nguồn gốc biển lộ ra ở dãy núi Jura, trong khu vực giáp ranh giữa Đức, Pháp và Thụy Sỹ.

Các phân kỷ
Kỷ Jura thông thường được chia ra thành các phân kỷ Tiền, Trung và Hậu, còn được biết đến như là Lias, Dogger và Malm. Các thuật ngữ tương ứng cho các tầng đá là Hạ, Trung và Thượng Jura. Các tầng động vật từ trẻ nhất đến cổ nhất là:

Thượng/Hậu Jura
Tithonia (150,8 ± 4.0 – 145,5 ± 4,0 Ma)
Kimmeridgia (155,7 ± 4,0 – 150,8 ± 4,0 Ma)
Oxfordia (161,2 ± 4,0 – 155,7 ± 4,0 Ma)
Trung Jura
Callovia (164,7 ± 4,0 – 161,2 ± 4,0 Ma)
Bathonia (167,7 ± 3,5 – 164,7 ± 4,0 Ma)
Bajocia (171,6 ± 3,0 – 167,7 ± 3,5 Ma)
Aalenia (175,6 ± 2,0 – 171,6 ± 3,0 Ma)
Hạ/Tiền Jura
Toarcia (183,0 ± 1,5 – 175,6 ± 2,0 Ma)
Pliensbachia (189,6 ± 1,5 – 183,0 ± 1,5 Ma)
Sinemuria (196,5 ± 1,0 – 189,6 ± 1,5 Ma)
Hettangia (199,6 ± 0,6 – 196,5 ± 1,0 Ma)

Cổ địa lý học
Trong thời kỳ Tiền Jura, siêu lục địa Pangea đã bị chia tách ra thành Bắc Mỹ, Eurasia và Gondwana. Đại Tây Dương khi đó còn tương đối hẹp. Vào thời kỳ Hậu Jura thì lục địa phía nam, Gondwana, bắt đầu tách ra và biển Tethys đã khép lại, lòng chảo Neotethys đã xuất hiện. Khí hậu khi đó ấm áp, do không có chứng cứ cho thấy có sự tồn tại của sự đóng băng. Trong kỷ Trias, dường như đã không có các vùng đất gần hai địa cực cũng như các chỏm băng.

Hồ sơ địa chất kỷ Jura là khá tốt ở miền tây châu Âu, tại đây các chuỗi trầm tích đại dương rộng lớn được tìm thấy dọc theo các bờ biển, bao gồm cả di sản thế giới bờ biển Jurassic nổi tiếng. Các tầng của kỷ này cũng được đặc trưng bởi các lagerstätte nổi tiếng như Holzmaden và Solnhofen. Ngược lại, các hồ sơ địa chất ở Bắc Mỹ thuộc kỷ Jura là nghèo nàn nhất trong Đại Trung Sinh, với chỉ một ít phần trồi lên bề mặt (xem bản đồ). Mặc dù biển Sundance khá nông đã để lại các trầm tích tại một số nơi thuộc đồng bằng miền bắc Hoa Kỳ và Canada trong thời kỳ cuối kỷ Jura, nhưng phần lớn trầm tích trong giai đoạn này đều mang tính lục địa, chẳng hạn như các trầm tích phù sa của kiến tạo núi Morrison.

Các khối đá batholith lớn đầu tiên đã xuất hiện ở miền bắc Cordillera bắt đầu vào giữa kỷ Jura, tạo ra sự hình thành núi ở Nevada (Monroe và Wicander, 607). Các phần lộ ra quan trọng thuộc kỷ Jura cũng được tìm thấy ở Nga, Ấn Độ, Nam Mỹ, Nhật Bản, Australasia và Vương quốc Anh hiện nay.

Động vật thủy sinh
Trong kỷ Jura, các dạng 'cao nhất' của sự sống đã sinh trưởng trong các đại dương là cá và các loài bò sát biển. Nhóm bò sát bao gồm thằn lằn cá ( Ichthyosauria), thằn lằn cổ rắn chân chèo (Plesiosauria) và cá sấu biển (Crocodilia) thuộc các họ Teleosauridae và Metriorhynchidae.

Trong thế giới động vật không xương sống thì một vài nhóm mới đã xuất hiện, chẳng hạn:

Sinh vật phù du ngành Foraminifera và nhóm Calpionelid
Động vật hai mảnh vỏ thuộc lớp Bivalvia
Động vật thân mềm nhóm Belemnoidea và
Động vật thuộc ngành Brachiopoda với các nhóm Terebratulid và Rinchonelid.
Các con cúc thuộc phân lớp Ammonoidea (lớp Cephalopoda có vỏ) là phổ biến và khá đa dạng, tạo thành 62 sinh đới.

Động vật đất liền
Trên đất liền, các loài bò sát lớn thuộc nhóm Archosauria vẫn thống trị. Các loài khủng long hông thằn lằn lớn ăn cỏ (cận bộ Sauropoda) sinh sống trên các thảo nguyên và ăn dương xỉ và các loài tuế có hình dáng giống cây dừa cũng như nhóm Bennettitales. Chúng bị các khủng long thuộc cận bộ Theropoda lớn (Ceratosaurs, Megalosaurs và Allosaurs) săn bắt. Tất cả các loài khủng long này đều thuộc nhóm 'hông thằn lằn' hay bộ Saurischia.

Vào thời kỳ Hậu Jura thì các loài chim đầu tiên đã tiến hóa từ khủng long nhỏ thuộc cận bộ Coelurosauria. Khủng long thuộc bộ Ornithischia ít chiếm ưu thế hơn so với khủng long bộ Saurischia, mặc dù một vài nhóm như Stegosaur và Ornithopoda nhỏ đã đóng vai trò quan trọng như là các động vật ăn cỏ có kích thước từ nhỏ, trung bình tới lớn (nhưng không có kích thước như Sauropoda). Trong không gian, thằn lằn chim (Pterosauria) là phổ biến, thực hiện nhiều vai trò sinh thái như chim hiện nay.

Thực vật
Các điều kiện khô hạn đặc trưng cho phần lớn kỷ Trias dần dần giảm nhẹ trong kỷ Jura, đặc biệt là ở các độ cao lớn; khí hậu ấm và ẩm cho phép các cánh rừng nhiệt đới tươi tốt che phủ phần lớn diện tích đất (Haines, năm 2000). Thực vật có hoa vẫn chưa được tiến hóa thành và các loại thực vật quả nón ngự trị trên các vùng đất, giống như chúng đã từng tồn tại trong kỷ Trias. Trên thực tế chúng là nhóm thực vật đa dạng nhất và tạo thành phần chính yếu của các loài cây lớn thân gỗ. Các họ ngành Thông tồn tại ngày nay đã thịnh vượng trong kỷ Jura là Araucariaceae, Cephalotaxaceae, Pinaceae, Podocarpaceae, Taxaceae và Taxodiaceae (Behrensmeyer và những người khác, năm 1992, trang 349). Họ thực vật quả nón thuộc Đại Trung Sinh mà nay đã tuyệt chủng là Cheirolepidiaceae đã chiếm lĩnh thảm thực vật thuộc độ cao nhỏ, cũng giống như các loài cây bụi thuộc bộ Bennettitales (Behrensmeyer và những người khác, năm 1992, trang 352). Các loài tuế (Cycadophyta) cũng rất phổ biến, cũng như các loài bạch quả và dương xỉ thân gỗ trong các cánh rừng. Các loài dương xỉ nhỏ hơn có lẽ đã là nhóm thống lĩnh ở tầng thấp. Dương xỉ có hạt nhóm Caytoniacea là một nhóm thực vật quan trọng khác trong thời kỳ này và chúng có lẽ là có kích thước của cây bụi hay cây thân gỗ nhỏ (Behrensmeyer và những người khác, năm 1992, trang 353). Các loài thực vật tương tự như bạch quả là phổ biến ở các vĩ độ từ trung tới cao của nửa phía bắc. Tại Bán cầu nam, các loài kim giao đã đặc biệt thành công (Haines, năm 2000), trong khi bạch quả và Czekanowskiales là hiếm (Behrensmeyer và những người khác, năm 1992, trang 352).
Về Đầu Trang Go down
 
tim hieu ve ky jura
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» 5 nguyên tắc cho internet marketing hiệu quả
» Khoá học Đầu tư Tên Miền và Kinh Doanh hiệu quả

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 07.1 :: Giao lưu - Chát chít-
Chuyển đến